Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015

tác dụng của cây đu đủ đực

Cây Thuốc Nam Chuyên Chữa Trị Các Loại Ung Thư ,Bướu Cổ, U Bướu Rất Hiệu Quả


  

  
***Dùng vỏ quả chanh (chú ý :chỉ lấy vỏ ngoài thôi,không lấy dính ruột,uống hại dạ dày và đường ruột) chừng một vốc tay,bỏ vào ấm đun sôi rồi uống,thay nước uống ta dùng hằng ngày,nếu uống được nước đặt càng tốt.Vỏ chanh, ngoài chữa bứu cổ còn chữa được gan nhiễm mỡ hay máu nhiễm mỡ nữa đấy.

  ***hoa,lá cuống của cây đu đủ đực rất tốt cho bệnh bứu và bệnh ung thư:lá,hoa đu đủ có thể giúp chống khối u, chống các khối u cổ tử cung, vú, gan, phổi và tuyến tụy.Chiết xuất từ lá đu đủ giúp kích thích sản sinh các phân tử giúp điều hòa hệ miễn dịch,lá đu đủ làm chậm lại sự tăng trưởng tế bào ác tính của 10 loại bệnh ung thư khác nhau, cụ thể là ung thư đại tràng, ung thư vú, ung thư gan, ung thư phổi và ung thư tuỵ... Tác dụng có thể thấy ngay được trong vòng 24 giờ.



 Trước khì trình bày bài thuốc, tôi lưu ý với quý vị, đây không phải là thuốc. Không giống như khi quý vị bị nhức đầu, uống vô một viên Tylenol là hạ liền. Lá đu đủ khô là một loại trà, pha và uống như quý vị uống trà. Để trị bệnh nên đòi hỏi người uống phải tin tưởng và kiên trì. Tin là trà lá đu đủ có thể chữa lành bệnh và kiên nhẫn uống trong thời gian dài (tùy bệnh) mới có tác dụng hữu hiệu.
          Dùng trà lá đu đủ khô trị các loại bệnh sau
- Ung thư (các loại), đặc biệt cho ung thư ngực và thận.
- Khó thở không ợ được (Heart burn)
-  Phong thấp hoặc Gout

                       CÁCH PHA TRÀ LÁ ĐU ĐỦ
                    Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh U Bướu,Ung Thư Hiệu Qủa
  Có hai cách:
1) Đổ nước hơn mức độ cần dùng vào nồi, đun sôi và bỏ số lượng lá đu đủ khô cần thiết tùy theo cách pha trà nhạt hay đậm (như cách thức chỉ dẫn ở phần dưới). Sau hai (2) phút, tắt bếp, để nguội dần thích hợp với độ uống của người dùng.
2) Bỏ số lượng trà đủ dùng vào bình pha trà, đun nước sôi, đổ vào bình theo số lượng cần dùng. Sau năm (5) phút là có thể dùng.
                           Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh U Bướu,Ung Thư Hiệu Qủa
***Xin lưu ý: 
  Nếu trà lá đu đủ khô mua từ những nơi có bán tại địa phương (theo như chúng tôi được biết), phải quan sát xem họ có làm theo phương cách bên dưới hay không. Nếu thấy có những cọng dài nho nhỏ, đó là những sống lá; hoặc chỉ toàn là những lá khô nho nhỏ và cọng nhỏ (họ đã phơi khô cả lá và bẻ nhỏ bỏ vào bao để bán). Những lá và cọng này sẽ phải mất thêm thời gian nấu hay pha trà trước khi dùng: Cách (1) để sôi khoảng năm (5) phút.  Cách (2) thì có thể dùng trà được sau mười (10) phút. Thời gian dài hơn này để cho số nhựa trong lá đu đủ khô tiết hết ra nước. Lá đu đủ khô (nguyên lá), khi nấu lên sẽ có mầu đậm hơn và uống có vị ngọt. Có thể họ đã sao và thêm mật mía hoặc mật ong cho dễ uống. Kết quả không có tác dụng nhiều như lá tươi chỉ xắt nhỏ và phơi nắng.
                         Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh U Bướu,Ung Thư Hiệu Qủa
   CÁCH PHA VÀ CÁCH DÙNG TUỲ THEO BỆNH NẶNG NHẸ
1) Người bệnh nhẹ, ung thư mới phát hiện và chưa đến thời kỳ phát tác. Người mang bệnh cảm thấy khó thở (heart burn), Phong thấp hoặc Gout (đau nhức các khớp xương hoặc tay chân). Cách pha như sau:
- 2 muỗng canh lá đu đủ khô (trà) cho một ly nước 16 Ounce (1/2 lít).
- Ngày uống 3 ly, sáng, trưa và chiều, uống buổi sáng và phần còn lại nên giữ trong bình thủy để cho ấm – nưóc trà ấm sẽ giúp cho việc tiêu hóa nhanh chóng hơn.
- Uống liên tục trong 3 tháng.
2) Người bệnh nặng, bệnh đang phát tác rất đau, bác sĩ phải chích moọc phin (morphine) để giảm đau hoặc đang trong thời kỳ cuối (bác sĩ cho biết còn sống được từ 3 hay 6 tháng, v.v.).
- 3 muỗng canh cho một ly nước 16 Ounce (1/2 lít).
- Uống thay nước cho mỗi ngày, nên nấu trà đủ uống trong ngày, không nên để qua đêm trà dễ bị thiu sẽ không tốt.
-  Khi hết cơn đau, uống theo phần 1 trong ba tháng.
3) Người bệnh nặng mà bác sĩ cho biết chỉ còn sống được dưới một tháng:
- Pha trà như trong phần 1, uống ngày ba lần: Sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ.  Uống trong 4 ngày đầu để đo lường phản ứng của người bệnh. 
- Kể từ ngày thứ năm: Pha theo phần 2 và uống cả ngày trong hai tuần lễ.
- Giảm xuống như phần 1 và uống trong 3 tháng.
4) Người mắc bệnh ung thư, đã giải phẫu, đã hoặc đang làm hóa hay xạ trị, uống để tránh trường hợp di căn về sau:
- Uống trà pha nhạt ở phần 1 trong bốn ngày, ngày ba lần: sáng, trưa và tối.
- Ngày thứ năm, uống trà pha ỏ phần 2 và uống cả ngày trong hai tuần.
- Giảm xuống như ở phần 1 trong 3 tháng.
5) Người mắc bệnh ung thư mang trong người bướu và chưa giải phẫu:
Uống trà pha nhạt ở phần 1 trong 4 ngày, sau đó pha đậm ở phần 2 trong hai tuần, giảm xuống trà nhạt 3 tháng sau đó.
6) Ung thư Đại tràng giai đoạn cuối, có xuất huyết nội, phải mang bình dưỡng khí và cần phải chích moọc phin (morphin). Trường hợp này bệnh nhân chỉ có thể cứu được nếu việc xuất huyết ngừng, nếu còn ra huyết tiếp tục thì thật là vô phương. 
- Để ngưng việc xuất huyết, uống trà pha theo lượng: 2 muỗng canh cho 8 ounce (1/4 Lít), chờ xem việc xuất huyết có giảm dần và ngưng hay không. 
- Nếu ngừng xuất huyết được hai ngày, bắt đầu dùng trà đậm ở phần 2 trong 2 tuần, sau đó giảm độ đậm như ở phần 1 trong 3 tháng.
7) Bạn khỏe mạnh, muốn biết mình có bệnh ung thư hay không, uống theo phần 1 trong hai tháng. Bạn xét xem có đại tiện lỏng, không có phân đen và mùi hôi, đó là một người khỏe mạnh, không có ung thư.
                       Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh U Bướu,Ung Thư Hiệu Qủa

   Ca Trị Liệu Kết Hợp Lá Đu Đủ Và Gừng

  Có một người ở Việt Nam, tại Rạch Giá. Người này còn trẻ, bị một khối u sau lưng mà bên ngoài nhìn không thấy. Tức là cục bướu đó nằm trên các dây thần kinh theo đường cột sống và bên dưới bắp thịt lưng. Xương sống chúng ta có những đốt và các mắc khớp tương tự như cần đàn vọng cổ và các dây đờn giống như dây thần kinh nằm đứng theo đường cột sống.  Khi khối u phát triển lớn nằm ép lên giây thần kinh và đè xuống cột sống, làm máu không lưu thông được nên nạn nhân bị tê liệt và mất cảm giác nửa người phần dưới. Chúng tôi hướng dẫn cho họ uống trà lá đu đủ với liều lượng đậm nhạt, mục đích cho tan khối u và bên ngoài dùng gừng (tươi), giã nhuyễn, vắt bỏ ít nước (không vắt khô mất tính thuốc), thêm vô khoảng 1 đến 2 muỗng cà phê rượu trắng và băng chỗ khối u. Băng giữ cả ngày, sau vài tiếng rượu bị hơi nóng cơ thể làm khô đi. Tháo băng ra, đổ thêm rượu và băng trở lại. Ngày hôm sau thay gừng mới
  Đây là ca bệnh rất nguy hiểm, nếu giải phẫu để cắt khối u, sẽ chạm đến giây thần kinh cột sống., bệnh nhân có thể bị liệt suốt đời.

        Trị gai cột sống, lệch đĩa đệm và bị cụp lưng: 

  Trường hợp cột sống bị đóng vôi, cọ đụng dây thần kinh tạo ra đau đớn, gọi là gai cột sống hoặc nơi tiếp giáp của hai đốt xương (tương tự như mắt ống tre) bị sai khớp, tức là không thẳng, cũng tạo ra đau nhức.  Gặp cả hai trường hợp trên, dùng gừng (tươi) giã thật nhuyễn, vắt bỏ bớt nước, đừng vắt ráo sẽ mất tính thuốc trong gừng, đổ vô từ 1 đến 2 muỗng rượu trắng (ở Hoa Kỳ xài Vodka) và băng chỗ đau. Vài tiếng sau do sức nóng của cơ thể làm rượu khô đi, tháo băng ra, thêm rượu và băng lại.  Vài lần trong ngày.  Hôm sau mới thay gừng mới và làm y như trên. Băng đến khi nào hết thấy đau là được.
                     trị sạn san hô,sỏi tiết niệu
   Chọn quả đu đủ độ 400 - 600 gam không già, không non, loại quả bánh tẻ, vỏ còn xanh, còn nhiều nhựa trắng, tác dụng chính là nhựa (quả già ít nhựa, non ăn thì đắng, quả bé không đủ sức bào mòn sỏi). Khi ngắt quả rửa sạch cắt đầu, cắt đuôi moi hết hột bỏ đi, cho thêm ít muối vào quả đu đủ cho vừa ăn để nguyên cả vỏ xanh và nhựa đặt vào cái nồi con, hay cặp lồng, đổ nước đun cách thủy độ 30 phút quả chín, ăn mỗi ngày một quả. Sau bữa ăn an toàn dạ dày. Tùy theo sỏi to nhỏ mà dùng, sỏi dưới 10 mm thì ăn 7 quả, nếu trên 10 mm phải ăn nhiều hơn, ăn liên tục, không kiêng kị gì, người khó ăn có thể chấm đường cho dễ.
                        Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh U Bướu,Ung Thư Hiệu Qủa
          TRIỆU CHỨNG SAU KHI UỐNG TRÀ LÁ ĐU ĐỦ
1) Người bệnh nhẹ (uống 3 lần mỗi ngày), khoảng 1 tuần đến 2 tuần sẽ đi đại tiện phân lỏng. Trường hợp này không giống như bị tiêu chảy khi ta bị trúng thực, cơ thể không bị “mất nước” và không cảm thấy mệt mỏi gì hết. Phân sẽ có mầu đen và hôi hơn bình thường do sự sa thải những đồ dơ trong ruột.
2) Người mang bệnh nặng hay người đã giải phẫu đã hoặc đang làm hóa, xạ trị.  Vì uống trà pha đậm và uống nguyên ngày thay cho nước, tốc độ sa thải độc tố và các tế bào chết chỗ có bướu ung thư nhanh hơn.  Khoảng 4 ngày sẽ bị đại tiện tiêu chảy (1 hoặc 2 ngày) rồi trở lại bình thường. Không được ngừng uống trà, vẫn phải dùng liên tục. Đến ngày thứ 9, cơ thể bắt đầu sa thải những tế bào chết quanh bứu ung thư, vì không có hồng huyết cầu nên phân mầu đen, phân mềm và đều đặn. Mùi hôi là từ những tế bào ung thư đã chết nên hôi như xác chết. Phân càng đen và càng hôi nồng tùy người bệnh có ít hay nhiều bướu ung thư và bướu lớn hay nhỏ. Phân đen sẽ giảm mầu và mùi hôi cũng giảm dần theo, sau đó tất cả trở lại bình thường.
                      CÁCH LÀM TRÀ LÁ ĐU ĐỦ
                      Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh U Bướu,Ung Thư Hiệu Qủa
  Dùng lá đu đủ tươi (không nhất thiết phải là lá đu đủ đực), những lá khô héo vàng, rụng khỏi thân cây không được dùng vì lá khô không còn chất mủ (nhựa). Xắt ngang theo chiều sống lá, phơi nắng cho thật khô, không cần rang (sao) sẽ mất tính thuốc. Cất ở nơi khô ráo để dùng được lâu.
                                   
***Lưu ý:  Nhựa lá đu đủ rất độc, khi chế biến phải mang bao tay, nếu không, nhựa lá sẽ làm lở da tay; không để nhựa văng vô mắt, có thể mù.
  Chúng tôi khuyến khích việc dùng lá đu đủ tươi bởi vì lá có rất nhiều chất mủ, rất khó uống. Ngược lại, dùng lá đu đủ khô làm dịu đi tính thuốc của nhựa đu đủ và độ đậm nhạt khi pha trà, dễ quan sát hơn theo độ mầu của nước trà. Dùng nguyên lá đu đủ tươi khi nấu trà sẽ phải nấu cho nhừ để nhựa lá tiết ra hòa trong nước. Vừa mất lâu thời gian nấu vừa dễ gây nguy hiểm nếu thiếu sự kiểm soát (quá nhiều lá). Vậy ta nên dùng lá khô, tùy theo điều kiện của bà con.
                   Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh U Bướu,Ung Thư Hiệu Qủa
  Thưa quý vị, muối có công dụng giữ cho cá lâu ươn, chứ không có khả năng làm thịt cá tươi trở lại. Những người bệnh đã đến thời kỳ cuối, thì hy vọng ít hơn những người bệnh nhẹ hay bác sĩ phát hiện sớm. Nhưng ông bà mình có câu “còn nước, còn tát,” thì không lẽ ngồi nhìn người thân của mình đang từ từ rời xa chúng ta. Chúng ta hãy thử dùng trà lá đu đủ với sự tin tưởng là sẽ giúp người bệnh qua được cơn hiểm nghèo. 
                    Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh U Bướu,Ung Thư Hiệu Qủa
  Thêm về tác dụng điều trị ung thư của Đu đủ. GS Nguyễn Xuân Hiền, nguyên trưởng khoa Da liễu BV Quân Y 108, người đang giữ công thức chữa bệnh nói trên cho biết: "công thức chế biến lá và cuống đu đủ thành "thần dược" chữa bệnh ung thư và cách sử dụng chúng được ông kế thừa từ bà Lê Thị Đặng ở số nhà 181 đường Phan Đăng Lưu, quận Phú Nhuận, TP. HCM. Năm 1998, chồng bà Đặng là ông Bùi Hoán, 80 tuổi bị mắc bệnh ung thư lưỡi giai đoạn III. ông Hoán thường xuyên phải vào Bệnh viện Thống Nhất và Bệnh viện Ung Bướu để xạ trị và găm kim phóng xạ nhưng bệnh tình vẫn không thấy tiến triển. Lúc đó khối u từ rìa lưỡi bên phải đã di căn xuống xương hàm, thủng ra má phải và liên tục trút máu tươi và mủ. ông Hoán thường xuyên phải chịu đau đớn, miệng mở ra khó khăn và gần như không nói được chuyện. Trong quá trình chữa bệnh cho chồng, bà Đặng đã phát hiện ra thông tin: Lá đu đủ có thể điều trị ung thư, bài thuốc này là kinh nghiệm của thổ dân Úc và nhân dân ta nhiều người sử dụng.  Sau khi có phương thuốc này, bà Đặng đã sử dụng để điều trị cho ông Hoán uống nước từ lá đu đủ liên tục trong một thời gian thì thấy ông hết đau miệng, nói được, ngủ được, tiêu hoá tốt, da dẻ hồng hào. Đặc biệt các vết lở loét đã hoàn toàn lành lặn, các bộ phận nội tạng trong cơ thể rất ổn định, ông Hoán cũng khỏi hẳn bệnh ung thư lưỡi".  GS Nguyễn Xuân Hiền cho biết thêm, khi nhận được bài thuốc, ông là người dùng đơn thuốc này điều trị cho con gái của ông bị ung thư phổi, kết hợp cùng với tia xạ và hoá chất. Thời gian đầu cũng đỡ nhưng do bệnh của con gái ông đã quá nặng, chuyển sang giai đoạn di căn rồi nên bài thuốc không đem lại hiệu quả. Vợ ông là bà Tuất thường xuyên uống nước lá đu đủ nấu cũng đã chữa được bệnh viêm đại tràng mãn tính.
                        Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh U Bướu,Ung Thư Hiệu Qủa  Theo những tài liệu ông Hiền cung cấp, công thức nấu lá đu đủ không mấy cầu kỳ: Có thể chọn bất kỳ một cây đu đủ (không nhất thiết phải là cây cái hay cây đực và xuất xứ trồng từ vùng nào, giống gì), lấy lá và cuống để tươi chứ không để khô, không dùng dao cắt, rồi đập cuống đu đủ cho dập, lá vò nhẹ. Sau đó bỏ tất cả vào nồi thuỷ tinh hoặc nồi Inốc, đường kính khoảng 30cm, cho càng nhiều càng tốt. Đổ xâm xấp nước, đun từ từ đến khi sôi, để sôi 10 phút, sau đó tắt lửa, đậy vung để nguội dần. Sau 2 giờ đun, rót nước ra uống.
  Cách uống như sau: Mỗi ngày uống 600ml chia 3 lần, mỗi lần 200ml, khi uống kèm theo 2 thìa cà phê mật mía, uống vào lúc no. Trong thời gian uống thứ thuốc này người bệnh không phải ăn kiêng. Ngoài ra cần lưu ý một số điều: Phải uống cùng với mật mía, uống liên tục từ 5-6 tháng trở lên mới có kết quả. Nước lá đu đủ để ngoài dễ bị thiu và lên men nên khi nấu xong cần cho vào tủ lạnh để uống dần. 
  Từ giữa năm 2000, GS Hiền đã phổ biến cách chữa bệnh này cho 12 bệnh nhân và thường xuyên theo dõi qua điện thoại kết quả điều trị của họ. GS đã tổng kết, có 4 trường hợp tốt (3 u phổi, 1 chửa trứng); 3 trường hợp bệnh đã thuyên giảm là u phổi; 1 trường hợp xấu; 3 người chết và 1 không có khả năng sống. Từ kết quả thu được, GS Hiền nhận xét: Các trường hợp uống thuốc không đem lại hiệu quả thường rơi vào những người bệnh nặng đã chuyển sang di căn; không uống đủ trong thời gian 5 - 6 tháng hoặc uống được một thời gian thì chuyển sang thuốc khác.  Tuy nhiên công dụng của lá đu đủ như thế nào, có chữa được bệnh ung thư hay không thì GS Hiền chưa dám khẳng định. GS mong muốn được các nhà khoa học, các cơ quan chuyên môn nghiên cứu xác minh cụ thể để có những kết luận chính thức về tác dụng của lá đu đủ trong phòng chống bệnh ung thư.
                           Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh U Bướu,Ung Thư Hiệu Qủa
  Như vây, khả năng điều trị ung thư của đu đủ đã được kiểm chứng, tuy nhiên chưa có kết luận khoa học nào chứng mình khả năng thần diệu đó. Nhưng với những gì người ta được chứng kiến thì bệnh nhân ung thư hoàn toàn có thể hy vọng vào một loại thuốc đơn giản, rẻ tiền và dễ sử dụng này.
                         Cây Thuốc Nam Chữa Bệnh U Bướu,Ung Thư Hiệu Qủa

    ***** Tôi hy vọng rằng,những ai đang mắc phải căn bệnh hiểm nghèo này, đọc được bài thuốc hay cần thiết cho mình. Biết đâu phước chủ may thầy, tiền triệu bao nhiêu không khỏi, vậy mà cây thuốc quanh nhà lại khỏi thì sao. Hiện tại tôi có bài thuốc nam trị được căn bệnh này.

Thứ Năm, 16 tháng 7, 2015

Phụ nữ người Dao từ bé đã biết cách tẩy lông, chưa chắc bạn biết…

Phụ nữ người Dao từ bé đã biết cách tẩy lông, chưa chắc bạn biết…

Mình đọc được bài này trên báo Đang yêu (đặc san báo Phụ nữ Thủ đô) số 19, thắy bài này hay nên type lại cho các mẹ quan tâm đọc, có lược đi những chỗ không cần thiết. Chúc các mẹ luôn xinh đẹp !

Con gái tôi năm nay đã bước sang tuổi 16, cháu là một thiếu nữ ngoan, chăm chỉ học hành .. Tôi là cô giáo nên biết cách dạy con mình trở thành một cô gái có đầy đủ công – dung – ngôn – hạnh. Ai gặp cháu cũng rất ấn tượng trước tính cách hiền lành, ngoan ngoãn. Về tính cách, lối sống, kiến thức của cháu không có gì để tôi phải lo lắng. Tôi rất yên tâm bởi con mình đã được trang bị đầy đủ để bước vào cuộc sống của một thiếu nữ ở thời đại @ này.
Thế nhưng mọi chuyện đã trở nên rắc rối với con gái tôi khi bước vào cái tuổi hết sức nhạy cảm này. Bỗng nhiên làn da của cháu trở nên xấu xí bởi có quá nhiều lông tơ mọc lên. Ban đầu mẹ con tôi cứ nghĩ đấy chỉ là dấu hiệu của tuổi mới lớn. Lớp lông tơ ban đầu khá mỏng, mọc phủ khắp người, đặc biệt ở cổ tay và cổ chân, nhưng dần dần chúng chuyển màu rồi mọc dày hơn. Con gái tôi phát hoảng, mỗi lần đi đâu, hoặc phải mặc váy cháu vẫn phải cạo thật kỹ mới dám ra ngoài. Nhưng đó chỉ là giải pháp tạm thời, chỉ sau vài ngày lớp lông đáng ghét ấy lại mọc tốt như cũ, thậm chí chúng còn mọc dài hơn và đậm màu hơn.
Khỏi phải nói con tôi buồn như thế nào, bình thường cháu đã là người điềm tĩnh nhưng bây giờ trở nên cáu bẳn, hay lo lắng và không muốn đi ra ngoài. Cháu sợ mọi người nhìn thấy làn da và lớp lông không bình thường ấy. Tôi là mẹ nên rất hiểu con mình, thật tai hại nếu không tìm được cách tống khứ cái của nợ ấy đi. Hai mẹ con tôi đã lục tìm đủ mọi tài liệu, sách báo, hoặc những trung tâm làm đẹp để nghe họ tư vấn và mua thuốc tẩy lông.
Nhưng cũng chỉ là phương pháp tạm thời, mọi loại thuốc chỉ có tác dụng vài ngày, dài nhất là một tuần. Do dùng quá nhiều loại thuốc cộng với những phương pháp tẩy lông hiện đại ở trung tâm làm đẹp mà da con gái tôi bị dị ứng, nổi mụn đau rát. Nhiều đêm tôi thấy cháu đứng trước gương mà khóc. Từ đó trở đi cháu không dám mặc những bộ đồ ngắn, lúc nào quần áo cũng kín mít dù trời có nóng đến mấy. Thế nhưng mọi chuyện chưa dừng lại ở đấy, tự nhiên trên mép cháu xuất hiện hai hàng ria rất đậm. Đến nước này thì con gái tôi như phát điên, cứ sáng ra là cháu dùng dao lam cạo sạch, nhưng hôm sau đã thấy chúng mọc trở lại, và do dùng dao cạo nhiều, chân lông bắt đầu cứng lại và ngày càng thẫm màu hơn.
dao do
Phụ nữ người Dao từ bé đã biết cách tẩy lông
Lúc này thì cháu ở lỳ trong nhà, lúc nào cũng bị ám ảnh bởi lớp lông trên cơ thể mình. Bằng linh cảm của người mẹ tôi biết con mình bắt đầu mắc chứng trầm cảm. Cháu hay nổi cáu, bực tức với bất cứ ai hỏi đến chuyện này, còn với các bạn trai thì cháu hầu như không muốn gặp. Vài tháng trước đây khi trường cháu tổ chức lễ tốt nghiệp phổ thông, do không thể vắng mặt, cháu đã dùng thuốc tẩy lông khá nhiều và bị dị ứng da nặng, nói chính xác là bị nhiễm trùng da. Cả người cháu mẩn ngứa, nhiều chỗ bị mọng nước nên rất đau rát, các bác sỹ kết luận rằng do lạm dụng quá nhiều thuốc nên cơ thể phản ứng, nếu còn dùng tiếp nguy cơ nhiễm trùng rất cao, thậm chí bị hoại tử. Vợ chồng tôi rất buồn, cháu là con gái duy nhất trong nhà, lại đang tuổi ăn tuổi học, tự nhiên lại mắc cái chứng bệnh nghiệt ngã này. Vợ chồng tôi quyết định đưa cháu sang Singapore để khám, các bác sỹ vẫn lắc đầu vì da cháu vẫn đang bị tổn thương, chưa thể can thiệp được. Hơn nữa họ cũng nói rằng đây là căn bệnh lạ, chưa có tiền lệ, nếu chữa trị cũng chỉ dùng thuốc tẩy lông kết hợp với những loại thuốc dưỡng da thông thường. Vợ chồng tôi cố nán lại đưa cháu qua nhiều nơi nhưng tất cả đều có kết luận na ná như nhau.
Thời gian này tâm tính con gái tôi trở nên bấn loạn, cháu gần như tuyệt vọng và có nhiều hành động bất thường, các bác sỹ tâm lý kết luận rằng con tôi mắc chứng trầm cảm nặng, tôi cầu xin trời phật hãy để tôi chịu thay con gái căn bệnh oan nghiệt này. Tôi đã già có thể chịu được lớp lông xấu xí kia, nhưng con tôi – một thiếu nữ mới lớn nó không đáng phải chịu như vậy.
Thời gian này chồng tôi khá bận vì chuẩn bị cho đại hội các Dân tộc thiểu số Việt Nam (ông xã tôi công tác tại UBDT) nên thường phải ngủ lại cơ quan. Một buổi chiều chồng tôi đưa một vị khách đặc biệt về nhà, đó là chị Triệu Mùi Sùng, người dân tộc Dao đỏ. Chị là giáo viên ở huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), trước đây đã có thời gian công tác cùng chồng tôi khi anh ấy còn ở miền núi. Nhà có khách nhưng đang có chuyện buồn nên tôi chẳng hào hứng, trong bữa ăn tháy con gái tôi chỉ cúi mặt ăn, miệng lại sưng húp nên chị Sùng mới hỏi thăm, vợ chồng tôi buồn bã kể lại căn bệnh lạ này.
Chị Sùng nhìn lớp da trên cổ tay con tôi một lát rồi mỉm cười nói: “không sao, cô có thể chữa cho cháu, nhất định khỏi …” Vợ chồng tôi vẫn nghĩ chị chỉ động viên con bé, nhưng sau bữa cơm chị Sùng bảo tôi lấy ra một cuộn chỉ, ít lá bưởi và một ít tro bếp. Tôi phải bắt xe xuống nhà bà ngoại mới kiếm được lá bưởi và tro bếp cho chị. Thực lòng tôi không tin chị sẽ chữa khỏi nhưng vì chị rất nhiệt tình nên tôi miễn cưỡng đi.
tay long
Lá bưởi và tro bếp nguyên liệu chính tẩy lông của người Dao
Sau khi đã có đầy đủ lá bưởi và tro bếp, chị Sùng bắc cái chảo lên bếp, đổ tro vào và rang cho nóng lên, khi tro nóng chị lại bỏ thêm lá bưởi vào. Chị vừa làm vừa giải thích: “Phụ nữ người Dao từ bé đã biết cách tẩy lông, cách này ai cũng biết, nhất định khỏi…” Sau đó chị đổ tro nóng cùng lá bưởi vào một miếng vải mỏng, chườm lên cổ tay con gái tôi chừng mười phút. Khi chị bỏ cái “túi chườm” kỳ lạ ra, tôi thấy rõ lớp lông ở cổ tay con tôi dựng lên trông rất sợ, sau đó chị lấy chỉ xe lên chỗ vừa chườm ấy. Thật kinh ngạc, những sợi lông cứ thế bị bật tung, làn da trắng muốt ngày nào của con tôi lộ ra một cách kỳ diệu.
Chị Sùng bảo, hôm nay chỉ làm tạm thời thế, chờ vài ngày nếu không thấy nó mọc lại hãy làm chỗ khác, từ từ mà làm, đừng nóng vội. Thế rồi chị về hội nghị, không quên động viên tinh thần con gái tôi.
Hai hôm sau, con gái tôi reo lên khi thấy cổ tay mình vẫn trắng nõn, lớp lông bị chị Sùng tẩy không mọc lại. Khỏi phải nói mẹ con tôi mừng thế nào, và ngay ngày hôm đó chúng tôi “thực hành” như những gì chị dạy, lớp lông kỳ quái ấy bị tẩy sạch, trả lại làn da trắng nõn tuổi trăng tròn cho con gái tôi. Thế nhưng mẹ con tôi vẫn lo, biết đâu chúng sẽ mọc lại, nhưng một tuần, hai tuần rồi ba tuần không một sợi lông xấu xí nào mọc nổi, ngay cả hàng ria mép ghê gớm ấy cũng biến mất một cách lạ kỳ. Ơn trời con gái tôi đã khỏi bệnh, làn da lại nguyên vẹn như xưa. Đến lúc này mẹ con tôi mới nhớ đến chị Sùng, nhưng hội nghị đã kết thúc, chị trở về làng bản ở núi rừng Cao Băng. Nhất định mẹ con tôi sẽ lên thăm chị, cách chữa bệnh của chị thật đơn giản nhưng tuyệt vời làm sao. Mẹ con tôi rất biết ơn chị .

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Cách chữa bệnh thủy đậu nhanh khỏi không để lại sẹo


CÁCH CHỮA BỆNH THỦY ĐẬU 

Điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em  Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp nên thường phát triển thành dịch. Thời tiết chuyển mùa, không khí nóng ẩm tạo điều kiện cho virut gây bệnh phát triển mạnh. Điều đáng lo ngại là năm nay đã có người lớn mắc thủy đậu và thường có biến chứng viêm não nặng, 1 trường hợp đã tử vong tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM tháng 1/2013.
Biểu hiện của bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu trải qua 4 thời kỳ: Thời kỳ ủ bệnh trung bình từ 14 - 15 ngày. Nếu bệnh nhân suy giảm miễn dịch, thời kỳ này có thể ngắn hơn. Thời kỳ khởi phát (24-48h), người bệnh sốt nhẹ, sốt cao ở bệnh nhân suy giảm nhiễm dịch kèm theo mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu và phát ban (tiền thân của bóng nước) là những hồng ban nổi trên nền da bình thường. Thời kỳ toàn phát (thời kỳ đậu mọc): giảm sốt, nổi bong bóng nước trên nền da màu hồng, sau đó các nốt phỏng xuất hiện ở da đầu, mặt, lan xuống thân và tay chân với số lượng nhiều ít khác nhau tùy từng cơ thể. Thời kỳ hồi phục: sau khoảng 1 tuần, hầu hết bóng nước đóng mày, đa số không để lại sẹo trừ các bóng nước bị bội nhiễm.
Thủy đậu có các biến chứng gì?
Khi các mụn nước vỡ ra và bị nhiễm khuẩn có thể gây sẹo xấu, đặc biệt, khi bệnh nhân gãi nhiều ở vùng tổn thương, đây là biến chứng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ.

Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu nhất phòng bệnh thủy đậu
Biến chứng khác thường gặp là tổn thương thần kinh trung ương bao gồm: viêm não (nhức đầu, co giật, rối loạn ý thức), tổn thương thần kinh (liệt thần kinh) và hội chứng Reye (kết hợp tổn thương gan và não, có khả năng gây tử vong), viêm phổi. Các biến chứng đặc biệt nặng có thể xảy ra trên bệnh nhân AIDS, luput, bệnh bạch cầu, bệnh ung thư và bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch như corticoid. Trẻ sơ sinh có mẹ bị thủy đậu ở 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ chịu những nguy cơ cao của bệnh. Nếu mẹ phát bệnh thủy đậu 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sinh, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh có thể lên đến 30%. 
Điều trị bệnh thủy đậu Quan trọng nhất trong chăm sóc và điều trị thủy đậu là làm sạch da và vệ sinh thân thể: tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn, thay quần áo nhiều lần trong ngày, cắt ngắn và vệ sinh móng tay, tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ. Dùng kháng sinh chỉ khi nghi ngờ có biểu hiện bội nhiễm. Điều trị triệu chứng: Ngứa là triệu chứng gặp ở hầu hết bệnh nhân bị thủy đậu, đặc biệt ở những bệnh nhân có nổi nhiều bóng nước. Thuốc có thể dùng là các thuốc kháng histamin như: chlopheniramin, loratadine…, ngoài ra, dùng các thuốc bôi tại chỗ như hồ nước và xanh methylen cũng có hiệu quả rõ rệt. Xanh methylen là loại thuốc sát khuẩn nhẹ có dạng dung dịch dùng ngoài 1% hoặc dung dịch milian (gồm xanh methylen, tím gentian, ethanol, nước cất…). Khi bệnh nhân đau và sốt cao, có thể cho dùng acetaminophen, không sử dụng aspirin vì có thể gây hội chứng Reye. Điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng virut: Thủy đậu là một bệnh lành tính, thuốc kháng virut chỉ dùng trong trường hợp bệnh nặng, phòng biến chứng viêm phổi thủy đậu, biến chứng nội tạng hoặc các bệnh nhân có suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS, phụ nữ có thai, người mới ghép tạng, sử dụng corticoid dài ngày. Tuy nhiên, do bệnh thường gặp nặng ở đối tượng trẻ vị thành niên và người lớn nên có thể cân nhắc sử dụng thuốc cho các đối tượng này. Acyclovir (adenin guanosine): Acyclovir là một thuốc kháng virut thuộc nhóm ức chế ADN polymerase. Là dẫn xuất guanosin vào cơ thể dưới tác dụng của thymidin kynase và một số enzym khác tạo thành acyclovir triphosphat, đây là chất một mặt ức chế cạnh tranh với ADN polymerase của virut nên ức chế sự nhân đôi của ADN; mặt khác, nó gắn vào cuối chuỗi ADN và đóng vai trò là chất kết thúc chuỗi ADN, vì vậy, nó ức chế sự nhân lên của virut. Điểm đáng chú ý là nồng độ của acyclovir triphosphat trong tế bào nhiễm virut cao gấp 50 - 100 lần ở tế bào lành và ADN của virut nhạy cảm với acyclovir triphosphat hơn ADN của tế bào vật chủ nên độc tính của acyclovir triphosphat với tế bào lành ít hơn rất nhiều so với tế bào bị nhiễm virut. Acyclovir có thể dùng đường uống, đường tiêm hoặc đường tại chỗ (bôi ngoài da), thuốc phân bố rộng rãi vào dịch cơ thể và các cơ quan như thận, não, gan, phổi... và thức ăn không làm ảnh hưởng tới khả năng hấp thu thuốc. Thời gian bán thải từ 3 - 4 giờ nên thường sau 4 - 5 giờ sẽ dùng thuốc một lần. Thuốc có hiệu quả nhất nếu khi sử dụng trong vòng 24h trước khi nổi bóng nước, trung bình 5 - 7 ngày hoặc đến khi không có bong bóng nước mới xuất hiện nữa. Liều lượng phụ thuộc lứa tuổi hoặc cân nặng (đối với trẻ nhỏ). Trường hợp nặng hơn hoặc có biến chứng như viêm màng não, trẻ suy giảm miễn dịch, có thể dùng acyclovir đường tĩnh mạch. Biện pháp phòng ngừa Khi trong gia đình, trường học, công sở... có người mắc bệnh, cần cách ly bệnh nhân 7 - 10 ngày để tránh lây lan cho cộng đồng. Nếu trẻ ở độ tuổi đi học, khi mắc bệnh phải nghỉ học và người lớn phải nghỉ làm 1 - 2 tuần. Tuy nhiên, việc cách ly bệnh nhân không bảo đảm ngừa được bệnh cho người khác vì siêu vi có thể lây lan từ trước khi phát mụn nước và sau khi mụn nước đã lành. Tạo miễn dịch thụ động: Tiêm globin miễn dịch như VZIG (Herpes – Zoster immune globin) hay HZIP (Herpes – Zoster immune plasma) cho những người suy giảm miễn dịch sau khi tiếp xúc trực tiếp với người bị thủy đậu. Các đối tượng có chỉ định dùng bao gồm: trẻ dưới 15 tuổi bị suy giảm miễn dịch chưa bị thủy đậu hoặc chưa được chủng ngừa, trẻ sơ sinh sinh ra từ các bà mẹ bị thủy đậu trong vòng 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau sinh. Thuốc chỉ cần 1 liều duy nhất. Tạo miễn dịch chủ động: Tiêm vaccin để ngừa thủy đậu là giải pháp hiệu quả nhất hiện nay. Khả năng dự phòng đạt 90 - 100% với thủy đậu nặng và 70 - 90% với thủy đậu nhẹ. Vaccin ngừa thủy đậu tạo được miễn nhiễm lâu dài gần như suốt đời, tính an toàn cao, ít tác dụng phụ. Hiện nay, các bác sĩ khuyến cáo nên tiêm tiêm phòng thủy đậu cho hầu hết các trẻ em. Chỉ cần tiêm 2 mũi. Mũi đầu tiên tiêm lúc trẻ 1 tuổi và mũi thứ hai (tiêm nhắc lại) lúc 4 tuổi. Đối với người lớn chưa bị thủy đậu, có thể tiêm phòng vào bất cứ lúc nào.
Chữa trị bệnh thủy đậu ra sao?
Điều trị bệnh thuỷ đậu chủ yếu là điều trị triệu chứng như chống ngứa chẳng hạn. Có thể dùng Acetaminophen (Tylenol) để giảm sốt và đau nhức thường đi kèm các bệnh nhiễm siêu vi trong giai đoạn đầu. Không bao giờ được dùng aspirin hoặc những thuốc cảm có chứa aspirin cho trẻ em do nguy cơ xảy ra hội chứng Reye (một bệnh chuyển hoá nặng gồm tổn thương não và gan dẫn đến tử vong).Tắm thường xuyên bằng nước ấm và xà phòng trung tính sẽ bớt ngứa. Ngoài ra, có thể bôi lên da các dung dịch làm dịu và làm ẩm như dung dịch calamine.
Chlorpheniramine, fexofenadine v.v. hoặc các loại thuốc kháng histamine khác có tác dụng giảm ngứa. Hãy bàn luận với bác sĩ về các chọn lựa trong điều trị.
Ngoài thuốc men, cần áp dụng một số biện pháp dự phòng khác. Với trẻ nhỏ, nên cắt sát móng tay để tránh tổn thương da do gãi và đề phòng nguy cơ nhiễm trùng thứ phát.
Sau cùng, đối với một số trường hợp thuỷ đậu có thể dùng Acyclovir. Acyclovir là một thuốc kháng virus được sử dụng để rút ngắn thời gian của bệnh. Thuốc chỉ hiệu quả nếu được dùng sớm, trong thời gian từ 1 đến 2 ngày khi bắt đầu phát ban thuỷ đậu. Acyclovir thường được chỉ định cho những bệnh nhân có bệnh kèm theo nguy hiểm (ví dụ lupus, đái tháo đường, người cao tuổi, bệnh nhân suy giảm miễn dịch).
Các biến chứng của bệnh thủy đậu
Thuỷ đậu có thể gây biến chứng. Khi các mụn nước vỡ ra và bị nhiễm trùng có thể gây sẹo xấu, đặc biệt khi bệnh nhân gãi nhiều ở vùng tổn thương. Các biến chứng gồm có:
Nhiễm trùng da là biến chứng của thuỷ đậu thường gặp nhất ở trẻ em.
Biến chứng khác thường gặp là tổn thương thần kinh trung ương bao gồm những rối loạn ở tiểu não (rối loạn thất điều tiểu não, chóng mặt, run, rối loạn ngôn ngữ), viêm não (nhức đầu, co giật, rối loạn ý thức), tổn thương thần kinh (liệt thần kinh) và hội chứng Reye (kết hợp tổn thương gan và não khả năng gây tử vong, có thể xảy ra do dùng aspirin ở trẻ em).
Các biến chứng đặc biệt nặng có thể xảy ra trên bệnh nhân AIDS, lupus, bịnh bạch cầu, và ung thư. Biến chứng còn xảy ra trên những bệnh nhân dùng thuốc ức chế miễn dịch, như các corticoid. Trẻ sơ sinh có mẹ bị thuỷ đậu ở 3 tháng cuối của thai kỳ sẽ chịu những nguy cơ cao của bệnh. Nếu mẹ phát bệnh thuỷ đậu 5 ngày trước hoặc 2 ngày sau khi sanh, tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh có thể lên đến 30%.
Bệnh thủy đậu có thể chữa khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng nếu phát hiện kịp thời và chữa trị đúng cách. Đối với bệnh nhân mắc bệnh này thì cần phải được cách ly để điều trị tại các cơ sở y tế. Nhưng do không nhận thức đúng về bệnh thủy đậu, nên hiện nay phần lớn người mắc bệnh đều không đến điều trị tại các cơ sở y tế mà chữa tại nhà bằng phương pháp dân gian, không đảm bảo vệ sinh nên dễ dẫn đến bội nhiễm. Không ít người mặc bệnh sau đó đã để lại di chứng là sẹo thâm trên mặt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
NHỮNG LƯU Y KHI BỊ THỦY ĐẬU

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch do virut Varicella zoster gây ra. Bệnh thường nhẹ nhưng rất dễ lây.
Người bệnh là nguồn lây duy nhất. Người ốm làm lây bệnh ngay từ khi có triệu chứng đầu tiên cho đến khi nốt đậu đóng vảy (thường ở ngày thứ 7 kể từ khi đậu mọc). Virut từ đờm dãi, nước mũi, nước bọt trẻ ốm bắn sang người lành khi nói, ho hoặc hắt hơi, xâm nhập vào cơ thể qua mũi-họng, rồi theo đường máu đến cư trú ở lớp tế bào thượng bì da và niêm mạc (niêm mạc miệng, kết mạc mắt...) và gây nên những nốt phỏng ở đó.
Tỷ lệ mắc bệnh thường cao ở các đô thị, nơi đông dân và trong những tháng lạnh. Tuổi mắc nhiều nhất là 2-7 tuổi, ít khi gặp ở trẻ dưới 6 tháng. Người lớn cũng mắc nếu như lúc nhỏ chưa mắc.
Sau một thời gian ủ bệnh chừng 14-15 ngày thì bệnh phát. Trong nhiều trường hợp, trẻ vẫn ăn, chơi bình thường làm cho người mẹ không để ý, đến khi đậu mọc mới biết hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu. Có khi trẻ sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, không chịu chơi, đau mỏi các khớp, dễ kích thích, ngứa, rồi 24-36 giờ sau đậu mọc. Ban mọc khắp nơi, không theo một trình tự nhất định: ban mọc nhiều ở da đầu, trong các kẽ chân tóc. Đậu thường thưa, nhưng cũng có trường hợp mọc dày chi chít, mọc cả ở niêm mạc miệng, kết mạc mắt rồi vỡ ngay. 
Thoạt đầu, những nốt đỏ giống như ban sởi, vài giờ sau thành nốt phỏng. Nốt phỏng rất nông trông như giọt sương, hình quả xoan; nếu lấy hai ngón tay căng nốt phỏng ra, ta sẽ thấy mặt nốt phẳng nhăn lại. Các nốt này mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2-3 ngày, do đó ở cùng một vùng da, có thểí gặp đủ loại nốt: có nốt to, nốt nhỏ, có nốt đỏ, nốt phỏng, có nốt đã đóng vảy. Nhìn chung, sức khỏe của trẻ ít thay đổi. Đến ngày thứ 4-6, nốt đậu đóng vảy, vảy có màu nâu sẫm. Một tuần sau vảy bong và không để lại sẹo. Bệnh khỏi và cơ thể thu được miễn dịch bền vững.
Người lớn chưa từng mắc cũng có thể bị bệnh và bệnh thường nặng. Người bệnh thường sốt cao 39-40oC, trằn trọc, mê sảng; nốt phỏng có thể kèm theo máu.
Phụ nữ có thai bị thủy đậu trong nửa đầu của thai kỳ có thể gây dị dạng ở não bộ, da... của bào thai.
Với trẻ suy dinh dưỡng, còi xương, những người bị eczema hoặc có bệnh về máu, bệnh thường nặng, nốt phỏng hay bị loét, hoại tử, có chứa chấy nhày màu xám; có khi còn gây viêm thận cấp, viêm tai giữa, viêm phổi, viêm loét giác mạc, viêm tủy thoáng qua, viêm màng não vô khuẩn.
Nếu trẻ gãi nhiều hoặc chăm sóc vệ sinh không chu đáo, nốt phỏng có thể bị bội nhiễm gây nhiễm khuẩn da nặng hoặc nhiễm khuẩn máu do vi khuẩn tụ cầu.
Thủy đậu là một bệnh nhẹ, song rất cần được chăm sóc chu đáo để không xảy ra biến chứng.
- Trẻ ốm phải cho cách ly tại nhà trong suốt thời gian từ khi bệnh bắt đầu cho đến khi bong hết vảy. Trước khi cho trẻ trở lại vườn trẻ, lớp học... phải tắm gội trẻ cho sạch vảy.
- Giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ. Quần áo phải được giặt bằng xà phòng và nước sạch rồi là trước khi mặc. Chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay; trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) vô khuẩn hoặc phấn rôm khắp người để trẻ đỡ ngứa. Hằng ngày (ngày 2-3 lần) nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%.
- Khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh metilen; không được bôi mỡ tetraxiclin, mỡ penixilin hay thuốc đỏ.
- Không được tự ý dùng thuốc kháng sinh. Mọi trường hợp nhất thiết phải được thầy thuốc thăm khám bệnh chỉ định và hướng dẫn cụ thể.
- Khi thấy trẻ đột nhiên sốt cao hoặc nốt phỏng mọc dày chi chít, hoặc chảy nước mắt tự nhiên, sợ ánh sáng cần cho trẻ đi khám bệnh ngay.
Bạn yên tâm, bệnh thủy đậu không phải là bệnh đậu mùa. Bệnh đậu mùa là bệnh mang tính truyền nhiễm và đôi khi là bệnh hay lây nguy hiểm đến tính mạng, gây ra bởi siêu vi trùng Variola. Loại bệnh đậu mùa thường được thấy và gây ra nguy hiểm được gọi là Variola chủ.

 Ảnh minh họa - nguồn internet
Thủy đậu là một bệnh ngoài da do virus gây ra, rất thường gặp ở trẻ em. Tác nhân gây bệnh là virus varicella-zoster, tuy nhiên bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi.
Các nốt thủy đậu mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2-3 ngày, có thể gặp đủ loại nốt đậu độ tuổi khác nhau (nốt to, nhỏ, nốt đỏ, nốt phỏng, nốt đã đóng vẩy).
Thủy đậu lây truyền rất nhanh, có thể có biến chứng nguy hiểm khi các mụn nước vỡ ra và bị nhiễm trùng, có thể gây sẹo xấu, đặc biệt khi bệnh nhân gãi nhiều ở vùng tổn thương, nhiễm trùng da là biến chứng của thủy đậu thường gặp nhất.
Khi phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh thường tiến triển lành tính: đậu thường thưa, đến ngày thứ 4 hoặc ngày thứ 6, nốt đậu đóng vẩy, vẩy có màu nâu sẫm. Một tuần sau bong vẩy và không để lại sẹo.
Trường hợp của em do bệnh thủy đậu bị nhiễm trùng nên để lại sẹo rỗ, tiếc là không có cách chữa dân gian nào chữa được sẹo này để hướng dẫn cho em, sẹo này phải nhờ đến công nghệ siêu dẫn kim cương, siêu mài mòn.
Công nghệ siêu dẫn kim cương sẽ dùng những hạt tinh thể kim cương bắn vào bề mặt để lấy đi lớp da sừng sần sùi, tổn thương lâu ngày, đồng thời kích thích tái tạo lại lớp da mới từ bên dưới.
Thủy đậu là một bệnh lây nhiễm do siêu vi có tên là Varicella Zoster. Bệnh thường gây ra tổn thương da dưới dạng các mụn - bóng nước có quầng da đỏ xung quanh. Ngoài ra bệnh có thể gây tổn thương nội tạng như viêm phổi…
Các tổn thương da có thể tự lành sau 7-10 ngày hoặc biến mất nhanh hơn khi được uống thuốc kháng siêu vi trong vòng 1-2 ngày đầu. Khi lành, tổn thương da biến mất hoàn toàn mà không để lại sẹo bởi vì các mụn - bóng nước này nằm rất nông trên da.
Tuy nhiên nếu tổn thương da bị bội nhiễm vi trùng hóa thành các mụn - bóng mủ hoặc bị dị ứng hoặc kích ứng chồng lên do cách chăm sóc không đúng như không tắm khi bị bệnh hoặc đắp lá cây cỏ… thì sẽ có nguy cơ để lại sẹo tại các tổn thương da.
Như vậy khi thủy đậu chỉ gây tổn thương trên da mà không ảnh hưởng nội tạng thì vấn đề quan trọng là chăm sóc da tránh để bị nhiễm trùng và hạn chế tối đa khả năng lây lan cho người khác (siêu vi có thể lây qua đường thở hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của các mụn - bóng nước bị bể). Chúng ta nên chăm sóc bệnh như sau:
1. Thuốc uống: chỉ nên dùng theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhiễm, da liễu hoặc nhi.
2. Thuốc bôi:
• Khi tổn thương còn mụn - bóng nước thì dùng các thuốc bôi màu như Milian, Eosin 2%... Các thuốc này có tác dụng kháng khuẩn và giúp làm khô tổn thương.
• Khi tổn thương đã khô mài màu nâu vàng, các thuốc bôi dạng gel hoặc kem chứa kháng sinh được dùng. Các thuốc này vừa ngăn ngừa tổn thương khỏi bị nhiễm trùng vừa giúp làm giảm cảm giác căng và khó chịu trên bề mặt tổn thương.
• Khi tổn thương đã khô mài, không có mủ thì có thể dùng các thuốc giúp liền sẹo như Madecassol, Curiosin, Cicaplast, Epithélial… Các thuốc này sẽ kích thích tăng sinh các sợi liên kết, đàn hồi, hỗ trợ vết thương lành đẹp.
3. Chăm sóc khác: bổ sung đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho da thông qua chế độ ăn hoặc thuốc uống. Không nên bôi bất kỳ thuốc bôi hoặc đắp cây cỏ hạt… theo truyền miệng mà chỉ nên dùng thuốc bôi theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Nghỉ ngơi nhiều. Hạn chế tiếp xúc người khác trong khoảng thời gian 5-7 ngày đầu phát ban.
BÀI THUỐC NAM CHỮA THỦY ĐẬU
Thủy đậu còn gọi thủy hoa, dân gian hay gọi là bệnh trái rạ. Đây là loại bệnh truyền nhiễm thông thường, trẻ em hay mắc phải, thỉnh thoảng cũng gặp ở người lớn. Sau đây là cách phân loại bệnh và những vị thuốc nam dễ tìm để chữa trị căn bệnh này. 
1. Loại nhẹ
Triệu chứng: Sốt nhẹ hoặc không sốt, chảy nước mũi, ho ít, ăn uống bình thường, các nốt đậu mọc rải rác màu hồng nhạt, ngứa nhiều.
Phép chữa: Sơ phong thanh nhiệt.
Bài thuốc: Lá dâu tằm tươi 30 g  rửa sạch, lá tre tươi 20 g, cỏ màn chầu tươi 20 g rửa sạch thái ngắn, cam thảo đất tươi 20 g thái ngắn. Nước 1.000 ml, sắc còn 300 ml, mỗi lần uống 30-50 ml, chia uống trong ngày.
Nếu người bệnh không sốt nóng, mụn đậu mọc thưa ít, ăn ngủ, tiêu tiểu bình thường, có thể không cần uống thuốc, nên dùng nước đun sôi để nguội tắm rửa, tránh gió và điều dưỡng tốt.
2. Loại nặng
Triệu chứng: Sốt cao, buồn phiền, khát, thủy đậu mọc dày, sắc tím tối, mặt đỏ, miệng môi khô hồng, niêm mạc miệng có những nốt phỏng.
Phép chữa: Thanh nhiệt giải độc là chủ yếu.
Bài thuốc: Vỏ đậu xanh hoặc đậu xanh cả vỏ 20-30 g, rau om tươi 20 g rửa sạch, quả dành dành 16 g, kim ngân hoa 16 g, rễ cỏ tranh 12 g. Bài thuốc này nên sắc 2 lần. Lần đầu cách sắc như bài thuốc trên, lần sau đổ 600 ml nước sắc còn 200 ml, dồn lại với nước thứ nhất, cô lại còn 300 ml chia 2 lần uống trong ngày. Trẻ em tùy theo tuổi có thể dùng 1/2 liều. Dùng liên tục cho đến khi khỏi hẳn.
BÀI THUỐC CHỮA BỆNH THỦY ĐẬU BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
Theo y học cổ truyền, thủy đậu là do phong nhiệt xâm phạm vào phế qua đường miệng. Đây là bệnh thường ở phần vệ và phần khí, rất ít khi gặp ở phần huyết.
Cần phát hiện sớm
Đối với thủy đậu, sau một thời gian ủ bệnh khoảng trên dưới 2 tuần thì bệnh phát. Nhiều trẻ mắc bệnh vẫn ăn ngủ chạy nhảy bình thường, nên người lớn ít để ý cho đến khi thủy đậu mọc, hoặc tình cờ phát hiện được một vài nốt ở đầu khi gội đầu cho trẻ. Có khi trẻ sốt nhẹ, sổ mũi, biếng ăn, bỏ chơi, ngứa… Một số trẻ lớn có thể kêu đau mỏi các khớp, và 2-3 ngày sau thủy đậu mọc. Thoạt đầu là ban, nhìn giống ban sởi, mọc khắp nơi ở da đầu, trong các kẽ chân tóc, vài giờ sau thành nốt phỏng. Nốt phỏng rất nông, có hình quả xoan, trông như giọt sương, nếu lấy hai ngón tay căng nốt phỏng ra sẽ thấy mặt nốt phẳng nhăn lại. Các nốt đậu mọc rất nhanh và mọc làm nhiều đợt cách nhau 2-3 ngày, do đó ở cùng một vùng da có thể gặp đủ loại nốt đậu: to, nhỏ, đỏ, phỏng, hay nốt đã đóng vảy. Nếu bị bội nhiễm vi khuẩn, nốt đậu sẽ làm mủ, sưng to và rất ngứa làm trẻ gãi trầy da, để lại sẹo sâu.
Nhìn chung, khi được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh thường tiến triển lành tính, một tuần sau vảy bong và không để lại sẹo. Nhưng nếu không được phát hiện sớm, không chăm sóc điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ nặng và gây ra nhiều biến chứng.
Một số bài thuốc
Với trường hợp nhẹ - thủy đậu mọc rải rác, sốt nhẹ; có khi không sốt, ho ít, nước mũi trong loãng, ăn uống và tinh thần bình thường (bệnh chỉ có ở phần vệ), thì phương pháp chữa là sơ phong thanh nhiệt. Bài thuốc gồm các vị: lá dâu 12g, lá tre 16g, cam thảo đất 8g, bạc hà 6g, rễ sậy 10g, ngân hoa 10g, kinh giới 8g. Sắc uống ngày 1 thang. Nếu nặng hơn - thủy đậu mọc nhiều, màu sắc tím tối, xung quanh nốt đậu có màu đỏ sẫm, sốt cao phiền khát, mặt đỏ, niêm mạc miệng có những nốt phỏng, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ (tà vào phần khí và phần dinh), thì bài thuốc gồm các vị: bồ công anh 16g, kinh nhân 12g, tế sinh địa 12g, liên kiều 8g, xích thược 8g, chi tử sao 8g. Nếu khát nước nhiều, miệng khô thì thêm: thiên hoa phấn, sa sâm, mạch môn (mỗi loại 8-12g). Sắc uống ngày 1 thang - ban đầu cho 3 chén nước, sắc các vị thuốc còn lại 1,5 chén; nước hai cho tiếp 3 chén nước vào, sắc còn lại 1 chén. Hòa hai nước lại, chia dùng 3 lần trong ngày.